MediaWiki:Thien dinh: Difference between revisions
Wikibadboy (talk | contribs) No edit summary |
Wikibadboy (talk | contribs) No edit summary |
||
Line 6: | Line 6: | ||
<td style="width: 33%; border: none;"><i class="fa fa-chart-line"></i> <htmltag tagname="a" rel="tag" href="#Thi%E1%BB%81n_%C4%91%E1%BB%8Bnh" title="Thiền định" target="_blank">thiền định</htmltag></td> | <td style="width: 33%; border: none;"><i class="fa fa-chart-line"></i> <htmltag tagname="a" rel="tag" href="#Thi%E1%BB%81n_%C4%91%E1%BB%8Bnh" title="Thiền định" target="_blank">thiền định</htmltag></td> | ||
<td style="width: 34%; border: none;" class="recipe_published"><i class="fa fa-calendar"></i> Sep 04, 2024</td> | <td style="width: 34%; border: none;" class="recipe_published"><i class="fa fa-calendar"></i> Sep 04, 2024</td> | ||
<td style="width: 33%; border: none;"><i class="fa fa-archive"></i> | <td style="width: 33%; border: none;"><i class="fa fa-archive"></i> trị bệnh</td> | ||
</tr> | </tr> | ||
<tr> | <tr> | ||
Line 411: | Line 411: | ||
<div style="font-family: Roboto;"> | <div style="font-family: Roboto;"> | ||
<gallery widths=125px heights=125px perrow=10> | <gallery widths=125px heights=125px perrow=10> | ||
Image:Thien-dinh.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=1&end= | Image:Thien-dinh.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=1&end=10" title="Thiền định" target="_blank">Thiền định</htmltag> | ||
Image:Tu-luong.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:Tu-luong.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=11&end=20" title="Thiền định" target="_blank">Tư lương</htmltag> | ||
Image:Chuyen-huong-tam.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:Chuyen-huong-tam.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=21&end=30" title="Thiền định" target="_blank">Chuyển tâm</htmltag> | ||
Image:10-phuc-than-nguoi.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:10-phuc-than-nguoi.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=31&end=40" title="Thiền định" target="_blank">Phúc thân</htmltag> | ||
Image:Nghich-canh-nghich-duyen.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:Nghich-canh-nghich-duyen.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=41&end=50" title="Thiền định" target="_blank">Cảnh duyên</htmltag> | ||
Image:Quan-tuong-vo-thuong.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:Quan-tuong-vo-thuong.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=51&end=60" title="Thiền định" target="_blank">Quán tâm</htmltag> | ||
Image:Dai-thu-an.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:Dai-thu-an.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=61&end=70" title="Thiền định" target="_blank">Thủ ấn</htmltag> | ||
Image:That-chi-toa-phap.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:That-chi-toa-phap.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=71&end=80" title="Thiền định" target="_blank">Thất tọa</htmltag> | ||
Image:Tu-the-that-chi-toa.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:Tu-the-that-chi-toa.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=81&end=90" title="Thiền định" target="_blank">Tư thế</htmltag> | ||
Image:Khi-mach.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:Khi-mach.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=91&end=100" title="Thiền định" target="_blank">Khí mạch</htmltag> | ||
Image:Chuyen-chu.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:Chuyen-chu.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=101&end=110" title="Thiền định" target="_blank">Chuyên chú</htmltag> | ||
Image:Chuyen-chu-tinh-vat.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start= | Image:Chuyen-chu-tinh-vat.jpg|125px|<htmltag tagname="a" rel="bookmark" href="https://wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4?start=111&end=120" title="Thiền định" target="_blank">Tĩnh vật</htmltag> | ||
</gallery> | </gallery> | ||
</div> | </div> |
Revision as of 09:17, 5 September 2024
Thiền định
thiền định | Sep 04, 2024 | trị bệnh |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Thiền định với thất chi tọa pháp trong du già đại thủ ấn là 1 trong những giáo pháp tối thượng của Kim Cương Thừa giúp hành giả chứng ngộ 2 mặt của tính không và giải thoát khỏi luân hồi vốn không hề rời nhau.
Thiền định trong du già đại thủ ấn bắt đầu bằng tu chỉ và lấy đó làm căn bản để biến chuyển mọi kinh nghiệm thành sự trực ngộ tính không.
Thiền định gọi chung là đại thủ ấn được chia sẽ trong trang dantocking với định dạng văn bản pdf do nhà sách Đống Đa giữ bản quyền.
Thiền định được itvtbadboy biên soạn lấy ra nội dung cơ bản nhất cho tất cả không phân biệt ngộ tính sâu cạn.
Chuẩn bị tư lương
tư lương | Sep 04, 2024 | cơ sở |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Tư lương còn gọi là gia hành, là cơ sở của Đạo, tư lương chỉ cho việc chuẩn bị trước khi chính thức tu hành, Phật giáo coi trọng tu tập gia hành trước khi tu hành, giai đoạn gia hành đã hình thành hệ thống phương pháp tu trì rất nghiêm mật gồm: tứ cộng gia hành pháp và tứ bất cộng gia hành pháp.
Tứ cộng gia hành pháp là phương pháp hiển mật cùng tu, tứ bất cộng gia hành pháp là phương pháp riêng của mật giáo và dựa vào tứ cộng gia hành pháp làm cơ sở, nếu không tu tứ gia hành thì không có đủ tư cách tu hành thiền định.
Chuyển hướng tâm
chuyển tâm | Sep 04, 2024 | phương pháp |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Chuyển hướng tâm theo tứ cộng gia hành là phương pháp cộng tu của tam thừa trong Phật giáo, dù là hành giả của bất kỳ tông phái nào trong Phật giáo đều cần tu học, đây chính là cơ sở của tu tập.
Chuyển hướng tâm theo tứ cộng gia hành thông qua 4 tư duy gồm: thân người khó gặp, sự sống vô thường, nghiệp và nhân quả, luân hồi là khổ.
Chuyển hướng tâm sang tư duy Phật giáo cũng là cơ sở giúp hành giả kiên trì tinh tiến dũng mãnh tu hành.
1. Thân người khó gặp nghĩa thân người là duy nhất cũng là cái quý nhất. |
2. Sự sống vô thường nghĩa có sống ắt có chết mà tăng thêm động lực tu hành. |
|
3. Nghiệp và nhân quả nghĩa gieo nhân thiện gặp quả thiện, trồng nhân ác sẽ gặp quả ác. |
4. Luân hồi là khổ nghĩa trong lục đạo tràn ngập đau khổ, giải thoát là mục tiêu duy nhất xứng đáng cầu tìm. |
10 phúc thân người
phúc thân | Sep 04, 2024 | viên mãn |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Sinh ra làm thân người là có đủ 10 phúc báo mà những chúng sinh khác không đủ, còn gọi là 10 viên mãn.
10 phúc báo này bao gồm: 5 phúc của thân người và 5 phúc có được từ người khác, 10 phúc thân người còn quý hơn bất kỳ viên ngọc quý báu khác trên đời.
5 phúc của thân người gồm: khi có thân người là ngược lại với nghịch cảnh, sinh ra ở những nơi có Phật Pháp, có đầy đủ ngũ quan có thể hiểu và tiếp nhận sự khai thị của người khác, đã tiến nhập vào Phật Pháp hành vi sẽ không tạo ra những kết quả ngược lại với Phật Pháp, đã có niềm tin sâu sắc vào Phật Pháp Tăng.
5 phúc có được từ người khác gồm: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã báo thân xuống thế giới của chúng ta, Thế Tôn đã khai thị Phật Pháp sâu rộng, giáo lý của Phật vẫn được lưu truyền chưa suy diệt, người học Phật ở thế gian rất nhiều, lập chí tu tập sẽ được sự ủng hộ và cúng dường của những người thiện tâm.
Nghịch cảnh duyên
cảnh duyên | Sep 04, 2024 | cái khổ |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
8 nghịch cảnh và 16 nghịch duyên không lợi với chúng sinh.
8 nghịch cảnh là ngược lại với 10 phúc của con người, những chúng sinh ở nơi có 8 nghịch cảnh đều không có phúc để tu học Phật Pháp, họ đều bị cái khổ bức bách của nghiệp quá khứ bởi thế họ đều thiếu cơ hội và điều kiện để học Phật.
16 nghịch duyên ngắn gọn gồm: 5 độc quấy nhiễu khiến tâm trí tạp loạn, kiến giải vào tu hành sai phương pháp, học Phật vì động cơ không phải tôn giáo, không sợ lời của Thầy nói về 3 khổ trong tam thú, không có niềm tin vào niềm vui giải thoát mà Thầy dạy, phá bỏ lời thề đối với Thầy và bạn Đạo, bị ảnh hưởng bởi bạn xấu, làm nô bộc cho người, không hứng thú với Phật Pháp, phẩm chất thô bỉ hành vi thô bạo, cố chấp ham muốn tiền bạc nhục dục, lười nhác, bị ác nghiệp gây trở ngại, học Phật vì lợi dưỡng danh tiếng, bẩm tính thích làm việc xấu, phá hoại hạnh nghiệp Bồ Tát.
1. Chúng sinh ở địa ngục chịu cái khổ của nóng lạnh không có lúc nào được ngơi nghỉ. |
2. Ngạ quỷ đạo phải chịu cái khổ đói khát. |
|
3. Súc sinh thì ngu si mê hoặc không có khả năng lý giải và hiểu biết. |
4. Những người ở nơi biên địa chưa có Phật Pháp truyền đến vì chưa được khai hóa nên không có cách nào để hiểu được Phật Pháp. |
|
5. Các vị Thần Tiên ở dục giới, sắc giới và vô sắc giới vì ham mê dục lạc và định cảnh không có hứng thú với Phật Pháp. |
6. Những người ngoại Đạo và bẩm tính không thích Phật Pháp là những người có tà kiến. |
|
7. Những người sinh ra vào thời không có Phật Pháp là nơi thê lương và u tối. |
8. Những người tàn tật câm điếc và mù cũng không có cách nào để tiếp nhận hay thể hiện tư tưởng Phật Pháp. |
Quán vô thường
quán tâm | Sep 04, 2024 | vô thường |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Chúng ta đều cần phải biết rằng có sinh sẽ có tử, cái chết là quá trình không thể tránh được trong thế giới vô thường.
Chúng ta nên chuyển hóa sự sợ hãi đối với cái chết trở thành động cơ của tôn giáo, có thể bắt đầu tiến hành quán tưởng theo 5 yếu tố cơ bản sau.
1. Quán tưởng thế gian không có cái gì là bền vững? |
2. Quán tưởng có quá nhiều người đã chết? |
|
3. Quán tưởng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chết chóc? |
4. Quán tưởng thời khắc khi chết sẽ như thế nào? |
|
5. Quán tưởng sau khi chết sẽ thế nào? |
Đại thủ ấn
thủ ấn | Sep 04, 2024 | quá trình |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Tứ du già đại thủ ấn là một quá trình tiệm tiến có trình tự, là phương pháp tu hành tiệm ngộ rõ ràng về thứ lớp, bất kỳ chúng sinh nào chỉ cần theo đúng chỉ dạy trong Pháp yếu rồi tinh tiến tu trì cuối cùng cũng gặt hái được thành tựu.
Tu trì du già đại thủ ấn không cần phải quán đỉnh bởi vậy rất phù hợp với những hành giả có căn tính bình thường giúp họ dần bước tiến trong con đường Bồ Đề, cuối cùng gặt hái được kết quả thù thắng.
Thất chi tọa
thất tọa | Sep 04, 2024 | thế ngồi |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Thất chi tọa pháp là tư thế ngồi của ngài Đại Nhật Như Lai thể hiện 7 vị trí quan trọng trên thân thể, nếu ngồi theo phương pháp thất chi tọa có thể bảo tồn được ngũ khí trong cơ thể con người giúp cho hành giả đại ngộ được bản tính tự tâm.
Tư thế thất chi
tư thế | Sep 04, 2024 | cách ngồi |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Chi thứ nhất: ngồi kết già.
Chi thứ 2: tay kết ấn thiền định để trước đan điền.
Chi thứ 3: lưng thẳng, vai mở rộng.
Chi thứ 4: cổ gập như móc câu, cằm áp sát yết hầu.
Chi thứ 5: đầu lưỡi tỳ lên ngạc trên, tập trung thị giác.
Chi thứ 6: ngậm miệng.
Chi thứ 7: ý lặng.
Ngũ độc tham - sân - si - mạn - nghi là 5 chướng ngại lớn của tâm lý người tu hành.
Tham chấp vào lợi dưỡng tiền tài vật chất, ngoài ra trong quá trình tu hành còn nhiều chấp trước mê luyến vào những trạng thái hoặc cảnh giới cũng gọi là tham.
Sân chính là sân hận giận dữ, sân chỉ trạng thái tâm lý tức giận khi gặp những chuyện không đúng với ý mình.
Si là cố chấp vào một việc nào đó không hiểu không biết lý lẻ, không phân biệt được sự và lý, không biện giải được sự việc.
Mạn là ngạo mạn ngã mạn tự cho mình là cao hơn người, coi thường người khác.
Nghi là không tin tưởng và nghi ngờ vô căn cứ vào tất cả mọi việc, phủ định tất cả, nghi ngờ cả quy luật nhân quả trong Phật Pháp.
Khí mạch
khí mạch | Sep 04, 2024 | khai ngộ |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Trong mật tông bàn đến ngũ khí chính là khí chạy bên trên gọi thượng hành khí, chạy bên dưới gọi hạ hành khí, chạy bình hành gọi bình hành khí, chạy xung quanh gọi biến hành khí và cuối cùng là mệnh căn khí.
Ngũ khí trụ bên cạnh các mạch luân của trung mạch, thực hành thất chi tọa pháp có thể khống chế ngũ khí vào trung mạch rất có lợi cho việc khai ngộ.
Trung mạch bắt đầu từ huyệt hải để rồi hướng lên theo đường xương sống đi thẳng vào não, sau khi đến huyệt luân phạm trên đỉnh đầu hướng về phía trước uốn khúc đến trước vị trí giữa 2 chân lông mày.
Ở giữa từ dưới lên trên còn phân bố sinh thực luân, tề luân, tâm luân, hầu luân, mi gian luân... tổng là 7 mạch luân.
Hạ hành khí: Ngồi kết già vắt 2 chân giao nhau, lòng bàn chân hướng lên trên mục đích tiêu trừ "nghi". Dưới rốn nơi hội của tam mạch phía dưới hải lao mạch, lấy đất làm thể chủ tiểu tiện.
Bình hành khí: 2 tay kết ấn thiền định đặt trước đan điền mục đích tiêu trừ "sân". Phía trước tâm luân, lấy gió làm thể chủ tiêu hóa.
Biến hành khí: Lưng thẳng vai mở rộng, thả lỏng các bộ phận mục đích tiêu trừ "si". Nằm ở bên trái của tâm luân chạy khắp cơ thể, lấy nước làm thể chủ các động tác đi đứng ngồi nằm.
Thượng hành khí: Cổ gập như móc câu, cằm áp sát vào yết hầu mục đích tiêu trừ "tham". Yết hầu, lấy lửa làm thể chủ hô hấp ẩm thực tư duy và âm thanh.
Mệnh căn khí: Đầu lưỡi tỳ lên ngạc trên, 2 mắt nhắm hờ nhìn về phía trước cách khoảng 17 cm mục đích tiêu trừ "mạn". Ở dưới rốn nơi tứ chi tam mạch hội hợp, lấy không khí làm thể chủ sự sống.
Nhị chi tâm: Không nói gì miệng thở ra khí bẩn, không nghĩ quá khứ hiện tại vị lai để cho lòng mình vắng lặng trong sáng.
Chuyên chú
chuyên chú | Sep 04, 2024 | buộc tâm |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Phương pháp chuyên chú du già có nghĩa là phương pháp tu chỉ, buộc tâm ở 1 cảnh là Pháp môn sơ cấp trong tứ du già đại thủ ấn.
Du già không chuyên chú vào vật thể từ thiết niệm Pháp đến tượng thể vô giác Pháp tổng cộng có 7 loại mật Pháp thuận tựa mà tiến, tự nó sẽ tạo thành hệ thống.
Hành giả tu trì 7 mật Pháp sau đó thâu tóm vào làm 1, sau khi có được thành tựu viên mãn sẽ chuyển sang tu trì du già vô sinh Pháp.
Tĩnh vật
tĩnh vật | Sep 04, 2024 | nhiếp ý |
Vietnam | wikibadboy | miễn phí |
Phương pháp chuyên chú vào tĩnh vật có 2 khó khăn thường gặp, phương pháp đối trị buồn ngủ là tập trung tinh lực ánh mắt, phương pháp đối trị tinh thần tán loạn là tu tập ở nơi thanh tịnh thả lỏng cơ thể giảm mức độ chuyên chú.
Phương pháp mượn tĩnh vật để nhiếp ý có thể chia thành 2 bước tiến hành gồm: tìm 1 vật để làm đối tượng chuyên chú, quán tưởng Thượng Sư ngồi trên đầu mình.
Quán tưởng Thượng Sư truyền Pháp trên đầu hành giả mặt hướng về phía trước, sau đó Thượng Sư thu nhỏ mình đi vào người hành giả qua huyệt trên đỉnh đầu, tâm của hành giả dung hợp với chân tâm của Thượng Sư.
Không được phép quên, cũng không được nhìn quá rõ, chỉ tập trung tầm nhìn chuyên chú vào vật thể.