MediaWiki:Quan tam phap: Difference between revisions

From Thương mại - Thuong mai
No edit summary
No edit summary
Line 213: Line 213:
</blockquote>
</blockquote>
<p>Nếu nghiệp tham nặng thì đọa vào đường ngạ quỷ, nghiệp sân nặng thì đọa vào đường địa ngục, nghiệp si nặng thì đọa vào đường súc sanh, 3 đường nặng này thông đồng với 3 đường nhẹ cộng thành 6 đường, nên biết tất cả nghiệp khổ đều từ tâm sanh nếu có thể nhiếp tâm lìa tất cả ác thì cái khổ trong 3 cõi 6 đường tự nhiên tiêu diệt lìa khổ là được giải thoát.</p>
<p>Nếu nghiệp tham nặng thì đọa vào đường ngạ quỷ, nghiệp sân nặng thì đọa vào đường địa ngục, nghiệp si nặng thì đọa vào đường súc sanh, 3 đường nặng này thông đồng với 3 đường nhẹ cộng thành 6 đường, nên biết tất cả nghiệp khổ đều từ tâm sanh nếu có thể nhiếp tâm lìa tất cả ác thì cái khổ trong 3 cõi 6 đường tự nhiên tiêu diệt lìa khổ là được giải thoát.</p>
<blockquote style="margin-top: -10px;">
<h3 style="font-size: 24px;">3 vô lượng kiếp</h3>
<p><strong>Hỏi:</strong> Quán tâm chế ngự 3 độc thì gọi giải thoát là tại làm sao? <br><strong>Đáp:</strong> Lời Phật nói thật không ngoa, 3 vô lượng kiếp tức là 3 độc đó.</p>
</blockquote>
<p>Trong cái tâm 3 độc này có vô số niệm ác, trong mỗi niệm ác đều là 1 kiếp cho nên nói 3 vô số kiếp, tánh chơn như đã bị 3 độc che khuất, nếu chẳng siêu cái tâm có 3 vô lượng ác độc ấy thì sao gọi là giải thoát, nay nếu có thể chuyển cái tâm 3 độc này làm 3 giải thoát thế gọi là đã vượt qua được 3 vô lượng vô số kiếp.</p>
<p>Chúng sanh đời sau ngu si căn độn chẳng rõ cách nói bí mật của Như Lai bèn cho rằng việc thành Phật không thể tin được, như thế há chẳng là làm cho người tu nghi lầm thối chuyển Đạo Bồ Đề đó sao.</p>
</div>
</div>
</div>
</div>

Revision as of 09:49, 11 September 2024

Quán tâm Pháp

Sep 11, 2024 Phật Pháp
Vietnam miễn phí

nhan qua thien ac

56 Nguyễn Hữu Huân
Giờ làm 08:00 - 15:30

Quán tâm Pháp là tài liệu ghi lại phần luận của Tổ Bồ Đề Đạt Ma trong quyển sách Bồ Đề Đạt Ma quán tâm Pháp do thầy Minh Thiền dịch và giảng giải tại chùa Hội Tông Phú Định vào năm 1973.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma sinh làm con trai thứ 3 của một vị vua Ấn Độ được coi là người truyền bá và sáng lập ra thiền học cùng võ thuật tới Trung Quốc, Tổ Bồ Đề Đạt Ma bắt đầu con đường giác ngộ nhờ vào 2 câu nghi tình trong cẩm nang do bậc Thánh Tăng để lại "Trước khi sinh ra ai là ta? Khi sinh ra rồi ta là ai?".

Quán tâm Pháp có 3 thiên luận về huyết mạch - ngộ tánh - phá tướng được itvtbadboy kết hợp bản gốc và lời dạy trong đường lối thực hành Tổ Sư thiền biên soạn lấy ra nội dung cơ bản cho mục đích thành tựu tầng đầu tiên nhất thiền không phân biệt ngộ tính sâu cạn.

Quán tâm Pháp có 3 thiên luận về huyết mạch - ngộ tánh - phá tướng được itvtbadboy kết hợp bản gốc và lời dạy trong đường lối thực hành Tổ Sư thiền biên soạn lấy ra nội dung cơ bản cho mục đích thành tựu tầng đầu tiên nhất thiền không phân biệt ngộ tính sâu cạn wiki.thuongmai.blog/images/d/d0/Su-to-dat-ma.jpg wiki.thuongmai.blog/sitemap/thuongmai/thien-dinh.mp4 2024-09-04T15:59:00+07:00 PT2M 1 wiki.thuongmai.blog/index.php/MediaWiki:Quan_tam_phap

Quán huyết mạch

Sep 11, 2024 Phật Pháp
Vietnam miễn phí

nhan qua thien ac

56 Nguyễn Hữu Huân
Giờ làm 08:00 - 15:30

Huyết mạch dùng để chỉ cho sự truyền thừa giáo Pháp, quán huyết mạch biểu thị ý nghĩa lưu thông liên tục không ngừng vì thế Pháp môn được truyền nối giữa Thầy và Trò còn gọi là huyết mạch tương thừa.

Ba cõi lăng xăng đều từ một tâm, Phật trước Phật sau đều chỉ dùng tâm truyền tâm chẳng lập văn tự.

Lấy gì là tâm

Hỏi: Nếu không lập văn tự, vậy lấy gì là tâm?
Đáp: Ông nói tôi tức là tâm của ông, tôi trả lời với ông tức là tâm của tôi, nếu tôi không có tâm thì lấy đâu biết để trả lời với ông, ông nếu không có tâm thì làm sao ông biết hỏi tôi, cho nên biết hỏi tôi tức là tâm của ông đó.

Từ lũy kiếp đến giờ, dẫn đến hành tung hoạt động bất cứ lúc nào bất cứ chỗ nào đều là cái tâm vốn có của ông đều là Phật vốn có của ông, ngoài tâm này rốt ráo không có Phật nào khác có thể được, nếu lìa tâm này mà tìm Bồ Đề Niết Bàn thì thật là không tưởng.

Tánh chơn thật của mình không phải Pháp nhân Pháp quả đó là nghĩa của tâm, tự tâm là Niết Bàn, nếu nói ngoài tâm có Phật và Bồ Đề có thể được thì thật là không tưởng.

Phật ở chỗ nào

Hỏi: Phật và Bồ Đề ở chỗ nào?
Đáp: Ví như có người dang tay bắt hư không sao lại không được, vì hư không chỉ có tên chớ nào có hình tướng bắt đã chẳng được bỏ cũng chẳng được, trừ tâm này ra mà tìm Phật rốt rồi không được cũng giống như vậy.

Phật là tự tâm làm ra tại sao phải lìa tâm mà tìm Phật, Phật trước Phật sau chỉ nói về tâm, tâm tức là Phật Phật tức là tâm, ngoài tâm không Phật ngoài Phật không tâm, nếu nói ngoài tâm có Phật vậy Phật ở đâu?

Ngoài tâm đã không Phật sao lại còn làm ra cái thấy có Phật để mà dối gạt lẫn nhau rồi không thể rõ được cái tâm vốn có của mình lại bị vật vô tình nó nhiếp mất tự do, nếu không tin hiểu như thế để tự dối gạt thật là vô ích.

Phật không lỗi lầm, chúng sanh điên đảo chẳng biết giác ngộ tâm mình là Phật, nếu biết tự tâm là Phật chớ nên tìm cầu Phật ngoài tâm.

Phật chẳng độ Phật, nếu đem tâm tìm Phật là chẳng biết Phật là chỉ tự tâm, những người đi tìm Phật hết thảy đều chẳng biết tự tâm là Phật, cũng chớ nên đem Phật lễ Phật đem tâm niệm Phật.

Phật chẳng tụng kinh chẳng giữ giới chẳng phạm giới, Phật không có giữ và phạm cũng chẳng tạo thiện tạo ác, nếu chẳng thấy tánh thì niệm Phật tụng kinh ăn chay giữ giới cũng không ích lợi gì.

Niệm Phật chẳng qua được nhân quả, tụng kinh chẳng qua được thông minh, giữ giới chẳng qua được sanh lên cõi Trời, bố thí chẳng qua được phước báo, tìm Phật quyết định không thể được.

Nếu tự mình không thấu suốt thì phải nên tìm tham học với thiện tri thức nào đã dứt khoát nguồn cội sanh tử, nếu chẳng thấy tánh thì không được gọi là thiện tri thức, nếu không như thế dẫu cho có giảng được hết cả kinh Phật cũng chẳng khỏi sanh tử luân hồi vẫn ở trong ba cõi chịu khổ mãi mãi.

Người nay bất quá giảng được năm ba bốn kinh luận rồi vội cho là mình thực hành pháp Phật đó là thuộc về hạng người mê, nếu chẳng biết tự tâm chỉ tụng theo suông mặt chữ của kinh đều là vô dụng.

Nếu muốn tìm Phật phải nên thấy tánh, tánh tức là Phật Phật tức là người tự tại rảnh rang vô sự, nếu chẳng thấy tánh suốt ngày chật vật rong ruổi ra ngoài mà tìm thì tìm làm sao được.

Nhắm mắt ra sao

Hỏi: Khi nhắm mắt rồi ra sao?
Đáp: Sanh tử việc lớn không được phép để luống trôi qua tự dối gạt vô ích, dẫu có của quí như non quyến thuộc như cát sông Hằng, mở mắt thấy đó phải biết các Pháp hữu vi đều như giấc mơ như huyễn hóa.

Nếu chẳng gấp tìm Thầy học Đạo luống uổng một kiếp trôi qua, tuy rằng tánh Phật ai cũng vốn tự có nhưng nếu chẳng nhờ Thầy chỉ giáo rốt không thể tỏ ngộ, những bật chẳng nhờ Thầy mà tỏ ngộ chỉ là hy hữu trong muôn một mà thôi, nếu tự mình được nhân duyên hợp ý Thánh thì không cần phải tham học với thiện tri thức, trường hợp này gọi là sanh ra đã biết còn hơn vậy.

Nếu chưa minh bạch được đen trắng mà kỳ vọng nói tuyên bày giáo Pháp của Phật chê Phật kỵ Pháp, những bọn như thế thuyết pháp như thế hết thảy đều là ma nói không phải Phật nói, tức là ma vương gạt gẫm tất cả chúng sanh cho vào cõi ma, người mê chịu cho chúng nó chỉ huy chẳng được giác ngộ đoạ vào biển sanh tử chỉ vì chẳng thấy tánh vọng xưng là Phật.

Có được thành Phật

Hỏi: Nếu chẳng thấy tánh có được thành Phật?
Đáp: Nếu có chút Pháp nào có thể được là Pháp hữu vi là Pháp nhân quả là Pháp thọ báo là Pháp luân hồi, không khỏi sanh tử biết chừng nào mà thành Phật.

Muốn thành Phật phải thấy tánh, nếu chẳng giác ngộ bổn tánh thì nói những nào nhân nào quả đều là Pháp ngoại đạo, nếu là Phật thì chẳng tập theo Pháp ngoại đạo.

Phật là người không nghiệp không nhân quả, nếu nói có chút Pháp có thể được đều là chê bai Phật đó, căn cứ nơi đâu mà được thành Phật dẫu cho chỉ trụ chấp 1 tâm 1 năng 1 giải 1 thấy cũng đều bị Phật chẳng thừa nhận.

Phật không giữ và phạm, tâm tánh vốn không cũng không phải các Pháp dơ sạch không tu không chứng không nhân không quả, Phật chẳng giữ giới chẳng tu thiện chẳng tạo ác chẳng tinh tiến chẳng giải đãi, Phật là người vô tác nếu có tâm đắm chấp để thấy Phật là bị không thừa nhận rồi, nếu chẳng thấy nghĩa này thì luôn luôn ở đâu cũng đều là mê muội bổn tâm, nếu chẳng thấy tánh mà luôn tưởng tượng ra làm cái rảnh rang vô tác đó là tội nhân lớn, là người si rơi vào ngoan không vô ký ngây ngây như người say chẳng phân được tốt xấu.

Có người cho rằng không nhân quả tha hồ mà tạo nghiệp ác vọng nói vốn không làm ác không tội, con người như thế sẽ đọa vào địa ngục Vô Gián tối tăm mãi mãi, nếu là người trí không nên hiểu như thế.

Lễ Phật Bồ Tát

Hỏi: Tại sao không được lễ Phật, Bồ Tát?
Đáp: Thiên ma Ba Tuần hay A Tu La cũng hiện thần thông làm được tướng Bồ Tát và nhiều cách biến hóa đó là ngoại đạo chớ không phải Phật, Phật là tự tâm đừng lầm lễ lạy.

Chữ Phật là tiếng Ấn Độ theo xứ ta gọi là tánh giác, giác nghĩa là linh giác ứng cơ tiếp vật nhướng mày liếc mắt động tay máy chân đều là tánh linh giác của mình, tánh tức là tâm, tâm tức là Phật, Phật tức là Đạo, Đạo tức là thiền.

Nội 1 chữ thiền phàm Thánh cũng khó lường được Đạo cả sâu mầu không thể dùng lời mà tỏ hết vậy kinh điển căn cứ nơi đâu mà có thể đến được, chỉ thấy bổn tánh dầu cho không biết một chữ cũng là thấy tánh tức là Thánh thể.

Đạo vốn viên thành chẳng phải tu chứng, Đạo không phải sắc thinh vi diệu khó thấy, chỉ như người uống nước lạnh ấm tự biết mà thôi không thể nói cho người khác nghe được, chỉ có Như Lai biết được ngoài ra người Trời các loại đều không hay biết.

Vì trí phàm phu không đến được nên mới chấp tướng chẳng rõ tự tâm vốn vắng lặng rỗng rang nên mới đọa ngoại đạo, nếu biết đều từ tâm sanh thì chẳng nên chấp, chấp là chẳng biết Đạo vốn không nói năng, nói năng là vọng.

Người tu đêm đến có nằm mơ thấy lâu đài cung điện voi ngựa hoặc cây cối rừng ao... chớ nên mống lòng tham đắm vì hết thảy cảnh ấy đều là chỗ để thác sanh, điều này phải hết sức chú ý.

Khi lâm chung chẳng nên chấp tướng thì chướng liền trừ, nếu tâm nghi phát khởi là bị ma nhiếp, Pháp thân bổn lai thanh tịnh không thọ lãnh 1 điều gì chỉ vì mê muội không hay biết nên vọng thọ báo mất tự do, nếu ngộ được bổn tâm thì chẳng đắm nhiễm.

Phàm phu thần thức mê muội chớ không phải trong ngoài sáng suốt như Thánh nhơn, nếu có chỗ nghi thì chớ nên làm, làm là bị trôi lăn theo sanh tử khi ăn năn đã muộn, nghèo cùng khốn khó đều từ vọng tưởng sanh, nếu ai tỏ được tâm này thì nên lần lượt khuyên bảo lẫn nhau chỉ làm mà không trụ không chấp là vào được tri kiến Như Lai.

Nếu chẳng thấy tánh chớ nên bắt chước chê bai những người lương thiện tự dối gạt vô ích, thiện ác rõ ràng nhân quả phân minh thiên đường địa ngục chỉ ở trước mắt, người ngu chẳng biết hiện đọa vào địa ngục tối tăm cũng không hay.

Vợ con dâm dục

Hỏi: Cư sĩ còn vợ con, dâm dục làm sao thành Phật được?
Đáp: Chỉ nói thấy tánh chẳng bàn đến dâm dục, miễn được thấy tánh thì dâm dục vốn tự rỗng lặng tự nhiên dứt trừ không còn tham đắm nữa, dẫu cho dư tập hãy còn cũng chẳng làm hại được.

Vì tự tánh vốn nó tự thanh tịnh, tuy ở trong sắc thân 5 uẩn tánh nó cũng vốn thanh tịnh không ô nhiễm, Pháp thân bổn lai không thọ không đói không khát không lạnh nóng không bệnh hoạn không ân ái không quyến thuộc không khổ vui tốt xấu không vắn dài mạnh yếu.

Vốn không 1 vật có thể được chỉ vì cố chấp cái thân này nên mới có các tướng đói khát lạnh nóng bệnh chướng... nếu chẳng chấp là được tự tại chuyển trở lại các Pháp đừng để các Pháp chuyển, cũng như Thánh nhơn thì ở đâu lại không yên.

Đồ tể thành Phật

Hỏi: Đồ tể làm nghiệp sát sanh làm sao thành Phật được?
Đáp: Chỉ nói thấy tánh chẳng nói tạo nghiệp, dẫu sao có tạo nghiệp thế nào nghiệp cũng không thể trói buộc được, nếu chẳng thấy tánh niệm Phật để khỏi nhân quả cũng không thể được, không luận là sát sanh.

Nếu được thấy tánh tâm sát liền trừ, nghiệp sau cũng không thể trói buộc được nên 27 vị tổ ở Tây Trúc chỉ truyền nhau tâm ấn chớ chẳng nói đến giữ giới tinh tiến khổ hạnh vào nước vào lửa leo lên gươm đao ăn 1 ngày 1 bữa ngồi hoài chẳng nằm.

wiki.thuongmai.blog/images/4/43/Huyet-mach-thay-tro.jpg

Quán ngộ tánh

Sep 11, 2024 Phật Pháp
Vietnam miễn phí

nhan qua thien ac

56 Nguyễn Hữu Huân
Giờ làm 08:00 - 15:30

Quán ngộ tánh vả chăng Đạo là lấy vắng lặng làm thể tu là lấy lìa tướng làm tông nên kinh nói lìa tất cả các tướng là danh hiệu chư Phật, thế mới biết có tướng mà không tướng không thể dùng mắt thấy chỉ có thể dùng trí biết.

Ai nghe pháp này mà sanh một niệm lòng tin phải biết người đó đã phát tâm đại thừa siêu 3 cõi, 3 cõi tức là tham sân si đổi tham sân si ra thành giới định huệ tức gọi là siêu 3 cõi.

Nhưng tánh của tham sân si cũng không thật chỉ tùy thuận chúng sanh mà nói vậy thôi, nếu ai có thể soi trở vào trong thì thấy rõ tánh của tham sân si tức là tánh Phật, ngoài tham sân si không có tánh Phật nào khác.

Nếu ai biết được 6 căn không thật 5 uẩn giả danh khắp thân tìm cầu hết thảy đều không có chỗ nhất định, phải biết người đó rõ được nghĩa Phật nói, kinh nói hang ổ của 5 uẩn là thiền viện, soi trở vào trong được tỏ ngộ là môn đại thừa há chẳng rõ chẳng chứa tất cả pháp gọi là thiền định, nếu rõ được câu này thì đi đứng nằm ngồi đều là thiền định.

Đại thiền định

Chẳng thấy tâm gọi là thấy Phật, lìa chấp thân chẳng tiếc gọi là đại bố thí, lìa các động tịnh gọi là đại toạ thiền, vì phàm phu 1 niệm chấp động tiểu thừa 1 niệm chấp định, nếu vượt khỏi cái tọa thiền của tiểu thừa và phàm phu thì gọi là đại tọa thiền, nếu nhận được như thế thì tất cả các tướng chẳng tìm cũng tự rõ tất cả các bệnh chẳng trị cũng tự khỏi đó là nhờ sức đại thiền định.

Phàm ai đem tâm mà cầu Pháp đều là mê, chẳng đem tâm cầu Pháp là ngộ, chẳng đắm chấp văn tự gọi là giải thoát, chẳng nhiễm sáu trần gọi là hộ Pháp, lìa khỏi sanh tử gọi là xuất gia, chẳng thọ báo sau này gọi là đắc Đạo, chẳng sanh vọng tưởng gọi là Niết Bàn, chẳng kẹt trong vô minh gọi là đại trí huệ, đến chỗ không phiền não gọi là Bát Niết Bàn, đến chỗ không có tướng tâm gọi là qua bờ bên kia.

Định vô thiền

Khi mê thì có bờ bên đây, khi ngộ rồi thì bờ bên đây cũng không có vì phàm phu 1 niệm chấp bên đây nếu tỏ ngộ được pháp tối thượng thừa thì tâm chẳng trụ bên đây cũng chẳng trụ bên kia nên lìa được cả đây kia vậy, nếu thấy bờ bên kia chẳng khác hơn bờ bên đây cái tâm của người ấy đã được cái định vô thiền.

Phiền não gọi là chúng sanh, tỏ ngộ gọi là Bồ Ðề cũng chẳng 1 chẳng khác chỉ khác nhau ở mê ngộ, khi mê có thế gian để ra khỏi khi ngộ không có thế gian để ra, trong Pháp bình đẳng chẳng thấy phàm phu khác với Thánh nhơn.

Bình đẳng tâm

Nếu thấy sanh khác với tử động khác với tĩnh đều gọi là chẳng bình đẳng, chẳng thấy phiền não khác với Niết Bàn thế mới gọi là bình đẳng, vì phiền não và Niết Bàn cùng 1 tánh không cho nên người nhị thừa vọng dứt trừ phiền não vọng nhập Niết Bàn tự tạo Niết Bàn để trói buộc, còn Bồ Tát biết được tánh phiền não vốn không nên chẳng lìa không thường ở Niết Bàn.

Niết Bàn nghĩa là khơi mà chẳng sanh tịch mà chẳng chết vượt khỏi sanh tử là Bát Niết Bàn, tâm không có đi và đến là nhập Niết Bàn, thế mới biết Niết Bàn tức là tâm không.

Chúng sanh độ Phật, Phật độ chúng sanh thế gọi là bình đẳng, chúng sanh độ Phật nghĩa là nhờ phiền não sanh tỏ ngộ, Phật độ chúng sanh nghĩa là tỏ ngộ rồi diệt phiền não, thế mới biết không phiền não không lấy đâu sanh tỏ ngộ không phải thức tỉnh không lấy đâu diệt phiền não.

Khi mê là chúng sanh độ Phật khi ngộ là Phật độ chúng sanh vì Phật chẳng tự thành đều do chúng sanh độ cả, chư Phật lấy vô minh làm Cha tham ái làm Mẹ, vô minh và tham ái đều là biệt danh của chúng sanh, chúng sanh và vô minh cũng như tay trái và tay phải chớ không phải hai người.

Tâm trung Đạo

Nếu biết được tâm chỉ là giả danh tạm gọi chớ không có tướng thì liền biết cái tâm của tự mình cũng không phải có không phải không, vì phàm phu 1 niệm sanh tâm gọi là có tiểu thừa 1 niệm diệt tâm gọi là không, còn Bồ Tát và Phật chưa từng sanh tâm cũng chưa từng diệt tâm cho nên gọi là không phải có không phải không, chỗ này cũng gọi là trung Đạo.

Thế mới biết chấp tâm học Pháp thì cả tâm lẫn Pháp đều mê, đừng chấp tâm mà học Pháp thì cả tâm và Pháp đều ngộ, phàm mê nghĩa là mê ở trong ngộ ngộ là ngộ ở trong mê, con người chánh kiến biết được tâm vốn rỗng không liền siêu mê ngộ như thế mới gọi là thấy biết đúng.

Cho nên Thánh nhơn chẳng đem tâm mà cầu Pháp cũng chẳng đem Pháp mà cầu tâm cũng chẳng đem tâm mà cầu tâm đem Pháp cầu Pháp, tâm chẳng sanh Pháp Pháp chẳng sanh tâm tâm Pháp thường vắng lặng nên thường ở trong định.

Cái thấy thân riêng

Khi mê có Phật có Pháp khi ngộ không Phật không Pháp vì ngộ tức là Phật là Pháp, phải chăng tu nghĩa là diệt cái thấy có thân riêng thì Đạo thành cũng như hột giống nứt vỏ thì cây nẩy mầm.

Cái thân sanh tử nghiệp báo luôn luôn vô thường là Pháp không nhất định chỉ tùy niệm mà tu, cũng không nên chán sanh tử hay thích sanh tử, chỉ làm sao trong tâm đừng vọng tưởng thì khi sống nhập được Hữu Dư Niết Bàn khi chết vào được Vô Sanh Pháp nhẫn.

Khi 1 niệm tâm khởi thì liền có 2 nghiệp thiện ác có thiên đàng địa ngục, nếu 1 niệm tâm chẳng khởi thì 2 nghiệp liền dứt thiên đường địa ngục cũng không.

Phật ở trong tâm như hương trong cây, giác mục hết rồi thì lõi hương tự hiện, phiền não hết rồi thì Phật tâm tự hiện cho nên biết ngoài cây không hương ngoài tâm không Phật, nếu ngoài cây có hương tức là hương chỗ khác ngoài tâm có Phật tức là Phật từ ngoài là không phải Phật của mình.

wiki.thuongmai.blog/images/8/8e/Quan-ngo-tanh.jpg

Quán phá tướng

Sep 11, 2024 Phật Pháp
Vietnam miễn phí

nhan qua thien ac

56 Nguyễn Hữu Huân
Giờ làm 08:00 - 15:30

Quán phá tướng là phương pháp Tổ Bồ Đề Đạt Ma thuyết ra chỉ dạy cho chúng sinh có duyên tự thân đột phá thiền định, còn lại là trí tuệ từ Bát Chánh Đạo thông qua 1 chữ chánh thay đổi tri kiến hình tướng bề ngoài chuyển hết thành Chánh Kiến vốn có của tâm.

Phải tu cách nào

Hỏi: Nếu muốn cầu Đạo phải tu cách nào cho chóng tắt nhất?
Đáp: Chỉ có Pháp quán tâm nhiếp hết các Pháp là chóng tắt nhất.

Vì tâm là nguồn cội của vạn Pháp, hết thảy Pháp đều từ tâm sanh, nếu tỏ được tâm thì vạn Pháp đều đủ, cũng như cây to cành lá hoa quả sum suê đều từ gốc cây, khi trồng cây phải chú ý săn sóc ở gốc thì cây mới được sanh sôi, đốn cây cũng cứ đốn ở gốc thì toàn thân cây đều chết, nếu tỏ tâm mà tu thì dụng lực ít mà thành công dễ chẳng tỏ tâm mà tu phí công vô ích, nên biết tất cả thiện ác đều từ tâm lìa tâm mà tìm Đạo là việc luống công.

Bậc Đại Bồ Tát khi thâm nhập vào Pháp đại trí huệ biết được tứ đại vốn rỗng không vô ngã thấy được tự tâm khởi dụng 2 mặt khác nhau, 1 là tâm nhiễm 2 là tâm tịnh.

2 mặt tâm Pháp này tự nhiên vốn đầy đủ, tuy nhờ duyên hợp nhưng 2 tướng vẫn làm nhân đối đãi cho nhau, tâm tịnh thích làm nhân lành tâm nhiễm thường ưa nghiệp ác, nếu chẳng thọ nhiễm thì gọi là Thánh thoát ly các khổ chứng cái thật yên vui, nếu đọa vào tâm nhiễm thì tạo nhiệp chịu trói buộc gọi là phàm trôi lăn trong 3 cõi chịu muôn điều thống khổ.

Vì tâm nhiễm trái chướng với thể Chơn Như nên kinh Thập Ðịa nói trong thân chúng sanh có tánh Phật Kim Cang tròn sáng như mặt trời rộng lớn không bờ mé, vì bị mây 5 ấm che khuất như đèn bị chậu úp sáng không hiện được.

Lại trong kinh Niết Bàn có nói hết thảy chúng sanh đều có tánh Phật vì bị vô minh che khuất nên chẳng được giải thoát, tánh Phật tức là tánh giác đó, chỉ tự giác và làm cho kẻ khác giác ngộ, giác ngộ rõ suốt thì gọi là giải thoát.

Nên biết tất cả việc thiện đều lấy giác làm gốc nhờ giác mới có thể hiển hiện các cội công đức, đức quả Niết Bàn cũng nhân đây mà thành tựu, quán tâm như thế gọi là liễu.

Lấy đâu làm gốc

Hỏi: Cái tâm vô minh lấy đâu làm gốc?
Đáp: Cái tâm vô minh tuy có 84.000 phiền não tình dục và hà sa các điều ác đều nhân 3 độc làm gốc, 3 độc là tham sân si đó.

Cái tâm 3 độc này tự nó đủ tất cả khả năng làm ác cũng như cội cây to chỉ có 1 nhưng có biết bao cành lá, căn cội của 3 độc trong mỗi 1 cái rễ sanh ra các nghiệp ác vô lượng vô biên không thể tỷ dụ, tâm 3 độc như thế từ trong bản thể ứng hiện ra 6 căn cũng gọi là 6 kẻ giặc tức là 6 thức đó.

Do 6 thức này ra vào các căn tham đắm trần cảnh tạo thành nghiệp ác trái chướng với nhơn thế nên gọi là 6 kẻ giặc, tất cả chúng sanh đều bị 3 độc và 6 kẻ giặc này làm mê loạn thân tâm chìm đắm trong sanh tử luân hồi trong 6 nẻo chịu các điều đau khổ.

Cũng như sông rộng mênh mông bắt nguồn từ khe suối nhỏ chảy mãi không ngừng lần ra đến sóng cuộn ba đào mịt mờ muôn dặm, nếu có người lấp được tận nguồn thì dòng suối đều dứt, người cầu giải thoát nếu có thể chuyển 3 độc làm 3 tụ tịnh giới chuyển 6 kẻ giặc làm 6 ba la mật tự nhiên lìa dứt tất cả nghiệp khổ.

Thoát khỏi biển khổ

Hỏi: Nếu chỉ quán tâm làm sao thoát khỏi biển khổ vô cùng?
Đáp: 3 cõi nghiệp báo chỉ từ tâm sanh, nếu được vô tâm tuy ở trong 3 cõi nhưng liền thoát ly 3 cõi.

3 cõi tức là 3 độc đó, tham là cõi Dục, sân là cõi Sắc, si là cõi Vô Sắc nên gọi là 3 cõi, từ 3 độc này tạo nghiệp nhẹ nặng thọ báo chẳng đồng chia ra 6 nẻo nên gọi là 6 thú, chúng sanh chẳng rõ nhân chánh quên tâm tu nghiệp thiện vẫn chưa khỏi 3 cõi sanh về 3 nẻo nhẹ.

Tu 3 nẻo nhẹ

Hỏi: Sao gọi là 3 nẻo nhẹ?
Đáp: Vì là mê lầm tu 10 điều thiện, vọng cầu khoái lạc vọng khởi ghét yêu mê chấp theo hữu vi nên sinh về 3 cõi nhẹ Trời người A Tu La.

Vọng cầu khoái lạc chưa khỏi cõi tham sanh về đường Trời, mê giữ 5 giới vọng khởi ghét yêu chưa khỏi cõi sân nên sanh về đường người, mê chấp theo hữu vi tin tà cầu phước chưa khỏi cõi si nên sanh về nẻo A Tu La.

Đọa 3 đường nặng

Hỏi: Sao gọi là 3 đường nặng?
Đáp: Nghĩa là từ tâm 3 độc chỉ tạo nghiệp ác bị đọa vào 3 đường nặng.

Nếu nghiệp tham nặng thì đọa vào đường ngạ quỷ, nghiệp sân nặng thì đọa vào đường địa ngục, nghiệp si nặng thì đọa vào đường súc sanh, 3 đường nặng này thông đồng với 3 đường nhẹ cộng thành 6 đường, nên biết tất cả nghiệp khổ đều từ tâm sanh nếu có thể nhiếp tâm lìa tất cả ác thì cái khổ trong 3 cõi 6 đường tự nhiên tiêu diệt lìa khổ là được giải thoát.

3 vô lượng kiếp

Hỏi: Quán tâm chế ngự 3 độc thì gọi giải thoát là tại làm sao?
Đáp: Lời Phật nói thật không ngoa, 3 vô lượng kiếp tức là 3 độc đó.

Trong cái tâm 3 độc này có vô số niệm ác, trong mỗi niệm ác đều là 1 kiếp cho nên nói 3 vô số kiếp, tánh chơn như đã bị 3 độc che khuất, nếu chẳng siêu cái tâm có 3 vô lượng ác độc ấy thì sao gọi là giải thoát, nay nếu có thể chuyển cái tâm 3 độc này làm 3 giải thoát thế gọi là đã vượt qua được 3 vô lượng vô số kiếp.

Chúng sanh đời sau ngu si căn độn chẳng rõ cách nói bí mật của Như Lai bèn cho rằng việc thành Phật không thể tin được, như thế há chẳng là làm cho người tu nghi lầm thối chuyển Đạo Bồ Đề đó sao.